Bảo Tàng Ảo

Tỉnh Yên Bái

Hiện Vật Ảo Tham Quan 3 Chiều

Số hóa ba chiều giúp hiện vật được lưu trữ và sử dụng trong các hoạt động tham quan ảo.

Triện

Chất liệu hiện vật bằng đồng. Tồn tại tại thời Lê thế kỷ 15. Được tìm thấy tại Yên Hợp - Văn Yên. Đây là đồ vật được sử dụng để đóng dấu vào các văn bản quan trọng trong thời kỳ phong kiến. Qua đó thể hiện sự quản lý của nhà nước phong kiến tới các hoạt động trong xã hội.

Xem dạng toàn màn hình
Image

Liềm Liềm (Níp). Dài thân: 41cm; Lưỡi dài: 24 cm; nặng 190 gam. Níp (Liềm) được chia làm hai phần phần thân tre (vòng hái) và phần lưỡi hái: phần vòng hái có hình chữ V không đều hai nét, phần vòng hái thường được là bằng tre già đặc ruột, phần vòng cung được vót nhọn và có xu hướng nhỏ dần về mũi. Phần lưỡi sắt được tra vào thanh tre và níu chặt lại cho không bị lung lay và để khi gặt lúa không bị bung ra. Đây là vật dụng được đồng bào dân tộc Dao sử dụng trong khi gặt lúa.

Xem chi tiết
Image

Hái nhắt Hái nhắt. Dài: 11,5 cm; Lưỡi rộng: 3 cm; nặng 10 gam. Hái nhắt gồm hai phần chính: lưỡi thép mỏng hình chữ nhật (dài 3 cm) tra vào phần thân; thân hình chữ nhật được làm bằng sừng, mỏng ,một đầu uốn cong hình dấu hỏi, đầu kia trang trí hình đuôi cá. Có cán tre hình tròn ôm ngang thân để làm điểm tựa cho hai ngón tay ngắt lúa, và có dây đeo chắc vào cổ tay khi dùng. Dùng hái nhắt để ngắt lúa theo kiểu ngắt từng bông đơn lẻ, rất thích hợp với việc thu hoạch lúa nương. Đây là công cụ gặt lúa được dân tộc Dao sử dụng phổ biến trong lao động sản xuất.

Xem chi tiết
Image

Giần Giần . Dài: 37,2 cm, rộng: 2,8cm. nặng 260 gam. Giần có hình tròn, được đan bằng tre, với kỹ thuật đan lóng đôi người Thái đã tạo ra sản phẩm có họa tiết khá đẹp mắt, mặt giần có nhiều lỗ nhỏ, cạp được làm bằng tre uốn thành hình tròn và dùng dây mây buộc hai vòng một cách đều nhau để cố định mặt giần với cạp lại cho chắc

Xem chi tiết
Image

Gánh thóc Gánh thóc (Sọt) . Cao: 28,5 cm, rộng thân 37cm, đường kính đáy: 36cm. Gánh thóc (Sọt) được làm từ tre, được đan nong mốt, đáy bằng và rộng hơn thân. Hai bên thành cạp có quang sọ hình chữ U ngược. Đáy được nẹp vắt chéo 02 thanh tre được buộc có định bằng dây mây. Đòn gánh được làm từ cây tre già, thẳng; 02 đầu được vót thon nhỏ và có vấu đỡ. Đây là vận dụng được đông bào dân tộc Tày sử dụng phổ biến trong lao động và sinh hoạt.

Xem chi tiết
Image

Coóng khẩu Coóng khẩu. Cao: 17,5 cm, đường kính miệng: 11,8 cm ; Kích thước đáy: 15x15 cm ; Coóng khẩu được cấu tạo nên bởi nhiều phần. Có nắp hình vuông, đáy vuông, miệng tròn, được đan 2 lớp, nắp cóm khẩu 3 lớp. Đáy vuông, có 2 thanh gỗ bắt chéo nhau với công dụng tạo độ chắc chắn cho đáy. Coóng khẩu có dây đeo (sài cóm khẩu), dây đeo được luồn qua đáy, lên nắp có tác dụng giữ cho nắp cóm khẩu khỏi bị rơi và đeo đi mỗi khi đi nương và treo lên khi không sử dụng. Coóng khẩu là một vật dụng được sử dụng khá phổ biến trong đời sống sinh hoạt thường ngày của dân tộc Thái.

Xem chi tiết
Image

Chũm chọe Chũm chọe. Cao 4,7cm, Đường kính 23,0 cm, nặng 480g. Đây là nhạc cụ thuộc bộ gõ, hình tròn, ở giữa trung tâm có núm tròn được khoan một lỗ để sỏ dây treo. Thuộc tổ hợp lễ cấp sắc, dân tộc Dao. Chất liệu: Đồng

Xem chi tiết
Image

Đèn dầu Đèn dầu. Cao: 16 cm; Đường kính bầu đèn: 6.4 cm, Nặng 100g. Là loại đèn dầu, sợi bấc, bóng chụp bằng thủy tinh. Thuộc tổ hợp lễ cấp sắc, dân tộc Dao. Chất liệu: tổng hợp

Xem chi tiết
Image

Dao phép Dao phép. Dài 29,5cm, Rộng lưỡi 2,4cm, Dày lưỡi 0,3cm, Nặng 210g. Lưỡi làm bằng sắt, tay cầm bằng gỗ, tay chắn ngang hình chữ nhật. Hai đầu tay cầm cài khuy sắt và treo tiền xu âm dương. Thuộc tổ hợp lễ cấp sắc, dân tộc Dao. Chất liệu: Sắt, gỗ

Xem chi tiết
Image

Bừa nương Bừa nương. Cao: 88cm, rộng: 104cm. Thân bừa: là một thanh gỗ tròn và có 07 răng cao 3,5 cm, được làm từ loại gỗ tốt, vót nhọn có khoảng cách đều nhau. Tay cầm: Mặt trên của thân có gắn 02 thanh gỗ song song, cao 66,0 cm, tay cầm nằm ngang. Đây là vận dụng được sử dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp. Chất liệu: Gỗ

Xem chi tiết
Image

Vảng thống Thùng đâp thóc (Vảng thống). Cao: 54cm, Đường kính miệng 94, Đường kính đáy 72,5. Trọng lượng: 23KG. Thùng đập thóc (Vảng thống), được làm bằng gỗ ghép bởi 04 mảnh gỗ to, bản rộng; khi ghép thùng có dạng hình thang. Phần đáy và 04 góc được nẹp cố định bởi 04 thanh gỗ hình chữ nhật; trên các thanh gỗ được đục 02 lỗ cố định các mảnh với nhau bằng đinh tre. Chất liệu: Gỗ

Xem chi tiết
Image

Bừa nương kép Bừa nương kép . dài thân 110cm, rộng đáy: 97cm. Bừa nương kép, dân tộc Dao đỏ của ông Bàn Văn Hương, thôn Nậm Kịp - Nậm Lành - Văn Chấn tự chế. Theo tiếng Dao gọi Bừa nương là "Lèng Pà" phục vụ canh tác trên đất đồi dốc. Bừa là nông cụ dùng xới bề mặt của đất. Khác với cày thường dùng để xới sâu, bừa thường được dùng sau khi đất đã được cày qua để làm vỡ các cục hay khối đất giúp đất mịn nhỏ hơn thích hợp cho việc gieo hạt và trồng cây. Người ta cũng có thể bừa thô hơn để loại bỏ cỏ dại và phủ đất lên hạt giống sau gieo xạ. Cấu tạo thành hình thang, được liên kết với nhau bởi các mộng, phần răng bừa là 9 thanh gỗ vót nhọn, bố trí so le nhau. Chất liệu gỗ.

Xem chi tiết
Image

Bễ và lò Bễ và lò. Dài: 120cm, Đường kính ống: 26 cm. Đây là nghề thủ công truyền thống của người Mông. Hầu như nhà nào cũng có bễ lò rèn. Đây là bễ dùng để rèn cuốc, xẻng, mai. nòng súng,...Nhờ có bễ làm cho công việc của bà con dân bản được nhẹ nhàng, cuộc sỗng bớt khó khăn, tạo nên vũ khí bảo về cuộc sống dân bản. Bễ được người đàn ông bản lấy một loại gỗ rất tốt ở trên rừng, không nứt (mạy phăng) gọt đẽo, chế tác. Chất liệu gỗ và sắt.

Xem chi tiết
Image

Ống hát Ống Hát. Dài: 15cm, rộng: 7 cm. Cấu tạo của ống hát rất đơn giản, bao gồm hai ống mai hoặc ống vầu cắt ngắn. Một đầu để hở còn một đầu được bịt kín, có một sợi chỉ lanh chạy xuyên qua hai ống hát để nối với nhau và có tác dụng truyền âm. Khi hát, một bên dùng ống làm loa để hát thì bên kia đặt ống lên tai để nghe, rồi đổi lại. Hát ống diễn ra ở các lễ hội hay phiên chợ đông người đôi trai gái dùng để tâm tính của Dân tộc Mông, mù Cang chải. Chất liệu: Tre, Mai, Vầu.

Xem chi tiết
Image

Đàn tính Đàn Tính (Tính tẩu). Dài 90 cm, Đường kính bầu 20 cm. Tính tẩu là loại nhạc cụ tiêu biểu của đồng bào dân tộc Tày, Nùng nói chung. Đàn được dùng trong đời sống tâm linh, trong lễ hội, hát xướng, giao duyên, kết bạn. Cây đàn tính tẩu trong âm nhạc của người Tày giữ vị trí và vai trò quan trọng. Đàn là nhạc cụ chính, dẫn dắt, nâng đỡ cho giọng hát của người diễn xướng. Đàn tính thuộc đàn họ dây, khi biểu diễn, người chơi dùng ngón tay trỏ của tay phải để gảy. Chất liệu: Gỗ

Xem chi tiết
Image

Đàn nguyệt Đàn Nguyệt. Dài 80 cm, Đường kính bầu 30 cm. Đàn nguyệt được sử dụng rộng rãi trong dòng nhạc dân gian cũng như cung đình bác học cổ truyền của người Việt, xuất hiện trong mỹ thuật Việt Nam từ thế kỷ XI, cho tới nay nó vẫn giữ một vị trí rất quan trọng trong sinh hoạt âm nhạc của người Việt. Đàn nguyệt có hai dây, thuộc bộ dây chi gảy của dân tộc Việt. Ngoài tên gọi đàn nguyệt còn có các tên gọi khác là đàn kìm, quân tử cầm, vọng nguyệt cầm. Chất liệu: Gỗ.

Xem chi tiết
Image

Đàn nhị Đàn Nhị. Dài 77,5cm, rộng ống 6,5cm, dài ống 14 cm Đàn nhị còn được gọi là đàn cò, là một nhạc cụ thuộc bộ dây. Đàn có 2 dây nên có tên gọi là đàn nhị. Xuất hiện ở nước ta vào khoảng thế kỷ X, được người Kinh, Tày, Thái, Nùng, Dao, Mường, … sử dụng nhiều. Chất liệu: Gỗ.

Xem chi tiết
Image

Hòm đựng cô dâu Thái Hòm đựng cô dâu Thái. Cao: 31cm; dài: 50cm; rộng 30cm; Nặng: 2kg. Hiện vật được ông Lý Kim Khoa, cán bộ Bảo tàng sưu tầm tại xã Khánh Thiện, huyện Lục Yên năm 2011. Đây là đồ dùng sinh hoạt của dân tộc Tày, thường được cô dâu đựng tư trang để về nhà chồng trong ngày cưới. Níp được đan thủ công tất tỉ mỉ, có hoa văn hoa chanh phía ngoài. Ngoài ra, níp còn có nhiều công dụng khác. . Chất liệu: Mây, tre .

Xem chi tiết
Image

Chén Chén . Cao: 4,0cm; đường kính miệng: 4,6cm; đường kính đáy: 2,2cm; Nặng: 20g. Hiện vật là đồ thờ của Đền Tuần Quán, phố Bách Lẫm, phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái; được Ngân hàng Nhà nước bàn giao cho Bảo tàng Yên Bái. Chén có dáng hình trụ tròn, miệng hơi loe, bên ngoài thân trang trí đề tài hoa lá và hai bên thân có 02 hàng chữ Hán viết dọc thân đối xứng nhau, dịch nghĩa là “Cung tiến”. Chân đế nhỏ và cao. Chất liệu: Đồng mạ bạc . Niên đại: Thế kỷ XIX

Xem chi tiết