Bảo Tàng Ảo

Tỉnh Yên Bái

Hiện Vật Ảo Tham Quan 3 Chiều

Số hóa ba chiều giúp hiện vật được lưu trữ và sử dụng trong các hoạt động tham quan ảo.

Triện

Chất liệu hiện vật bằng đồng. Tồn tại tại thời Lê thế kỷ 15. Được tìm thấy tại Yên Hợp - Văn Yên. Đây là đồ vật được sử dụng để đóng dấu vào các văn bản quan trọng trong thời kỳ phong kiến. Qua đó thể hiện sự quản lý của nhà nước phong kiến tới các hoạt động trong xã hội.

Xem dạng toàn màn hình
Image

Gạch lát nền trang trí hoa chanh Gạch lát nền trang trí hoa tranh. Dài 36cm; rộng 36cm. Nặng: 9 kg. Gạch lát nền được phát hiện tại di tích chàu Bến Lăn có kích thước 36cm x 36cm. Trên mặt gạch hình trang trí được tạo bằng khuôn khắc chìm, tạo nên hình hoa văn nổi. Trên mặt gạch in nổi một cánh hoa thị, 2 góc là 1/4 bông cúc, khi ghép các viên gạch sẽ cho các bông hoa liên hoàn. Cứ 4 viên ghép liền thì cho một hình hoa thị (hay hoa chanh). chất liệu: Đất nung. Niên đại: Thế kỷ 13 - 14

Xem chi tiết
Image

Ngói mũi tròn Ngói mũi tròn . Dài 40cm; rộng 23cm; Nặng: 4kg. Đây là một loại ngói dùng để lợp trên phần mái kiến trúc. Ngói có hình mũi tròn, được sản xuất bằng cách đúc khuôn, với xương đất dầy, khỏe. chất liệu: Đất nung. Niên đại: Thế kỷ 13 - 14

Xem chi tiết
Image

Lá đề cân Lá đề cân. Rộng 14 cm; cao 15,2 cm; dày 1,5cm. Lá đề cân trang trí hình sừng tê, được gắn trang trí phần diềm mái kiến trúc. Hiện vật được phát hiện tại chùa Dõng, xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên, Yên Bái. Lá đề bên trong được chạm nổi sừng tê ngọc báu, diềm ngoài trang trí hình lá đề. chất liệu: Đất nung. Niên đại: Thế kỷ 13 - 14

Xem chi tiết
Image

Lá đề lệch Lá đề lệch. Cao: 33cm; Rộng thân: 20cm; Nặng: 4.6kg. Hiện vật được phát hiện trong cuộc khai quật năm 2011 tại địa điểm Pù Lườn Xe (Thuộc quần thể Di tích khảo cổ học Hắc Y), xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. Lá đề được trang trí 2 mặt gắn liền với ngói bò nóc, được chia làm 2 phần; Phần giáp ngói được khắc hình xoáy ốc; Phần thân lá trang trí hình chim phượng xòe cánh, thân bầu uốn hình dấu hỏi. Trên lá đề có trổ lỗ, mất phần ngói bò nóc. chất liệu: Đất nung. Niên đại: Thế kỷ 13 - 14

Xem chi tiết
Image

Ngói bò nóc gắn tượng chim Uyên ương Ngói bò nóc gắn tượng chị uyên ương. Dài: 44cm; Đk: 33.5cm; Dày: 2cm; Nặng: 5.6kg. Hiện vật được phát hiện tại địa điểm chùa Bến Lăn (Thuộc quần thể Di tích khảo cổ học Hắc Y), xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái, năm 2007. Ngói bò nóc được sử dụng để ấp nóc hoặc bờ dải công trình kiên trúc, có dáng cong khum lòng máng, bề mặt làm nhẵn, được làm từ đất sét nung ở nhiệt độ thấp, có màu hồng nhạt, không có hoa văn. Chất liệu: Đất nung. Niên đại: Thế kỷ 13 - 14

Xem chi tiết
Image

Lan can bậc thềm trang trí Rồng Tượng rồng. Dài 39 cm; rộng 32 cm; cao 15cm. Nặng: 11kg. Tượng rồng được sử dụng trang trí tại lan can bậc thềm di tích Bến Lăn. Tượng chỉ còn một phần bệ, phần thân, mất toàn bộ phần đầu. Tượng được làm bằng khuôn, kết hợp với nghệ thuật khắc vạch bằng tay. Chất liệu: Đất nung. Niên đại: Thế kỷ 13 – 14.

Xem chi tiết
Image

Mảnh trang trí bệ thờ Mảng trang trí bệ thờ. Dài 72cm, rộng 26cm; Nặng: 14kg. Đây là mảnh của một bệ thờ, được phát hiện tại khu vực kiến trúc trung tâm di tích chùa Bến Lăn, năm 2007. Bề mặt được trang trí nổi với băng hoa văn cúc dây, hiện vật được làm bằng đất nung và tạo hình bằng khuôn đúc, xương đất dầy, khỏe, nhiệt độ nung cao. Chất liệu: Đất nung ; Niên đại: Thế kỷ 13 – 14.

Xem chi tiết
Image

Bệ tượng phật Bệ tượng phật. Dài 35 cm, rộng 18 cm. Hiện vật được phát hiện tại nền kiến trúc trung tâm di tích chùa Bến Lăn, Tân Lĩnh, Lục Yên. Chất liệu: đất nung; Chất liệu: Đất nung ; Niên đại: Thế kỷ 13 – 14.

Xem chi tiết
Image

Bình gốm Bình gốm. Đường kính thân 11cm; đk đáy 10cm; cao 18cm. Nặng: 900g. Hiện vật được phát hiện tại nền kiến trúc trung tâm di tích chùa Bến Lăn trong đợt khai quật lần 4, năm 2007. Bình gốm có dáng củ tỏi, mất cổ, bụng phình, chân đế choãi, thấp, xương gốm dày, phủ men lục. Chất liệu: Đất nung ; Niên đại: Thế kỷ 13 – 14.

Xem chi tiết
Image

Tượng phật và tượng động vật Tượng phật và tượng động vật. Cao 5 cm, rông 3,5 cm. Hiện vật được phát hiện tại nền kiến trúc trung tâm di tích chùa Bến Lăn, Tân Lĩnh, Lục Yên. Chất liệu: Đất nung ; Niên đại: Thế kỷ 13 – 14.

Xem chi tiết
Image

Tượng chó Tượng chó. Dài 5,5 cm; cao 3 cm Hiện vật được phát hiện tại nền kiến trúc trung tâm di tích chùa Bến Lăn, Tân Lĩnh, Lục Yên. Chất liệu: Đất nung ; Niên đại: Thế kỷ 13 – 14.

Xem chi tiết
Image

Nậm Nậm. Cao: 14.5cm; Rộng: 9.5cm; Chân đế rộng:6.5cm; Nặng 200g. Hiện vật được phát hiện tại nền kiến trúc trung tâm di tích chùa Bến Lăn trong đợt khai quật lần 4, năm 2007. Nậm có dáng hình củ tỏi, miệng loe, cổ cao thắt, thân phình và thon dần về phía chân đế, chân đế thấp. Nậm được sản xuất bằng kỹ thuật bàn xoay, xương gốm dầy, khỏe, bên ngoài phủ một lớp men trắng ngà, bên trong và chôn đế để mộc. Chất liệu: Đất nung ; Niên đại: Thế kỷ 13 - 14

Xem chi tiết
Image

Bình vôi Nậm. Cao: 7.4 cm; Rộng thân: 9.5cm; rộng đáy :6.5cm; Hiện vật được phát hiện tại nền kiến trúc trung tâm di tích chùa Bến Lăn, Tân Lĩnh, Lục Yên. Chất liệu: Đất nung ; Niên đại: Thế kỷ 13 - 14

Xem chi tiết
Image

Tượng Hà Chương Tượng Hà Chương. Cao thân: 8,4cm; Rộng bệ: 42,4cm; Rộng vai: 37,5cm. Nặng: 67 kg. Hiện vật được phát hiện trong quá trình khảo sát đền mộ Nhược Sơn, xã Châu Quế Hạ, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, năm 1997. Danh tướng Hà Chương và quần thể di tích Đền Nhược Sơn nằm bên bờ tả sông Hồng được công nhận là Di tích lịch sử Quốc gia năm 2005. Tướng Hà Chương là người anh hùng dân tộc thiểu số trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông vào thế kỷ XIII. Tướng Hà Chương được nhân dân suy tôn là Thần Vệ Quốc đã được tạc thành tác phẩm nghệ thuật tượng thờ để tưởng nhớ, nhằm đề cao truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong đấu tranh dựng nước và giữ nước. Chất liệu: Đồng; Niên đại: Thế kỷ XIII.

Xem chi tiết
Image

Đài sen Đài sen. Rộng 25,5 cm; Cao 21 cm. Đài sen trang trí hoa văn như ý. Hiện vật được phát hiện tại nền kiến trúc trung tâm di tích chùa Bến Lăn, Tân Lĩnh, Lục Yên. Chất liệu: Đất nung ; Niên đại: Thế kỷ 13 - 14

Xem chi tiết
Image

Mảnh tường tháp có minh văn Mảnh tường tháp số 7 có minh văn. Dài 15 cm; rộng 12,5 cm. Hiện vật được phát hiện tại nền kiến trúc trung tâm di tích chùa Bến Lăn, Tân Lĩnh, Lục Yên. Chất liệu: Đất nung ; Niên đại: Thế kỷ 13 - 14

Xem chi tiết
Image

Đầu đao mái tháp trang trí Rồng Đầu đao mái tháp trang trí rồng. Cao 17 cm; dài 19,5 cm, dày 8 cm. Tượng rồng gắn trên góc mái tháp. Hiện vật được phát hiện tại nền kiến trúc trung tâm di tích chùa Bến Lăn, Tân Lĩnh, Lục Yên. Chất liệu: Đất nung ; Niên đại: Thế kỷ 13 - 14

Xem chi tiết
Image

Đầu đao mái tháp trang trí Rồng Đầu đao mái tháp trang trí rồng Cao 33,7 cm; rộng 21 cm. Tượng rồng gắn trên góc mái tháp. Hiện vật được phát hiện tại nền kiến trúc trung tâm di tích chùa Bến Lăn, Tân Lĩnh, Lục Yên. Chất liệu: Đất nung ; Niên đại: Thế kỷ 13 - 14

Xem chi tiết
Image

Tượng chim phượng Tượng chim phượng. Cao 72 cm; rộng 43 cm; Hiện vật được phát hiện tại nền kiến trúc trung tâm di tích Pù Lườn Xe, Tân Lĩnh, Lục Yên. Chất liệu: Đất nung ; Niên đại: Thế kỷ 13 - 14

Xem chi tiết
Image

Phần đế bệ thờ Phần đế bệ thờ. Dài 62 cm, rộng 36 cm; cao 44cm; Hiện vật được phát hiện tại di tích chùa Hang Úc. Chất liệu: Đá ; Niên đại: Thế kỷ 13 - 14

Xem chi tiết
Image

Âu Âu. ĐK miệng: 14.5cm; ĐK đáy: 8.1cm; Cao: 12cm; Nặng: 280g. Âu có dáng cao, lòng sâu. Ngoài thành âu trang trí hoa văn răng lược. Chân đế thấp, lòng đế phủ men bã trầu. Chiếc âu này được anh Phạm Trung xã Đào Thịnh huyện Trấn Yên phát hiện năm 1995 khi canh tác vườn. Chất liệu: Gốm; Niên đại: Thế kỷ XV.

Xem chi tiết
Image

Tượng voi Tượng voi. Dài: 33cm; Cao: 29cm; Dày thân: 14.2cm; Nặng: 8.4kg. Voi sứ được anh Trần Văn Thường làng Nong xã Động Quan huyện Lục Yên phát hiện năm 1998. Voi quỳ trên bệ trang trí cánh sen, men trắng hoa nâu. Đài sen trên lưng bị vỡ, ghép. Chất liệu: Sứ; Niên đại: Thế kỷ 13 - 14.

Xem chi tiết
Image

Bình vôi Bình vôi. Cao: 4,1cm; rộng: 6,4cm; Nặng 100g. Hiện vật được ông Nghiêm Văn Đồng sưu tầm ở xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Bình phủ men màu trắng đục, rạn chân chim, bong một số chỗ. Chất liệu: Sứ; Niên đại: Thời Lê (thế kỷ 15 - 16).

Xem chi tiết
Image

Lư hương Lư hương. Cao: 20cm; rộng miệng: 19,7cm; Nặng: 2,9 kg. Hiện vật được ông Trần Quang Mai ở xã Vũ Linh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. Lư hương được làm bằng đất nung, hình chữ nhật, trang trí tứ linh. Mặt trước có hương long chầu nhật, giữa là đôi hạc đứng trên lưng rùa, thân rỗng. Chất liệu: Đất nung; Niên đại: Thời Trần (thế kỷ 13 – 14).

Xem chi tiết
Image

Lọ Lọ. Đường kính miệng: 5.7cm; Đường kính đáy: 5.3cm; Cao: 8.3cm; Chân đế cao: 1cm; Nặng: 300g. Hiện vật của anh Trần Văn Hợp ở đội 1, thôn 8, xã Hưng Khánh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Lọ loại nhỏ, xương gốm dày chắc khỏe, miệng thu dần đều có đường gờ vành miệng. Vai có 3 quai hình chữ U, thân cong đều, cân đối, không có trang trí hoa văn, ngoài phủ kín men, men rạn. Chân đế cao, vành chân đế dày bẻ ra ngoài, không phủ men. Chất liệu: Gốm; Niên đại: Thời Trần (Thế kỷ XIII - XIV).

Xem chi tiết
Image

Tượng phật Tượng phật. Cao: 67cm; Rộng thân: 25.2cm; Dày thân: 14.2cm; Bệ cao: 8cm; Kích thước bệ: 32cm x 28.5cm; Nặng: 13.3kg. Hiện vật được phát hiện tại hang Úc, ở độ cao 50m, nằm sát bờ sông Chảy, trong quá trình khảo sát khu vực sông Chảy để xây dựng thủy điện Thác Bà. năm 1971 tại xã Tân Lập, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. Tượng bằng gỗ, được phủ lớp sơn son màu nâu, tư thế ngồi trên bệ, đầu ở tư thế nhìn xuống, khuôn mặt phúc hậu, mắt to mở rộng, sống mũi dài, đầu chùm khăn bám sát dài xuống lưng. Áo bám sát vào thân, phía trước xẻ đuôi tôm, trước có đai thắt hình chữ nhật. Tượng ngồi một chân khoanh tròn, tay ép sát vào thân các ngón thon dài đặt lên bệ, một chân ở tư thế chống gối bàn tay đặt lên đầu gối các ngón tay úp xuống phía dưới. Bệ hình vuông, giật cấp 2 tầng tạc liền với tượng. Chất liệu: Gỗ; Niên đại: Thế kỷ XIII

Xem chi tiết
Image

Tượng nghê Tượng nghê. Cao: 22.5cm; rộng thân: 5.6cm; dày thân:3.7cm; Nặng: 820g. Hiện vật được phát hiện tại đền Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái tháng 5/1998. Tượng nghê loại nhỏ được nung ở nhiệt độ cao, xương đanh chắc, tượng ở tư thế ngồi ngẩng cao đầu, thân rỗng, cổ dài, mắt lồi, hai bên bờm ép sát vào tai vuốt dài ra phía sau, phần miệng đã mất. Chân ngắn và mập, móng vuốt sắc nhọn, sống lưng có sừng, toàn thân có vảy phủ kín, vảy được cách điệu bằng những đường khắc gạch dọc thân. Chất liệu: Đất nung; Niên đại: Thế kỷ XVII - XVIII

Xem chi tiết
Image

Bình vôi Bình vôi. Cao: 10cm; Rộng thân: 8cm; Rộng đáy: 6.5cm; Nặng: 400g. Hiện vật được bà Hoàng Thị Ca ở thôn Lăng Đáy, xã Tân Hương, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái sưu tầm. Bình miệng tròn, thân phình to thon dần về hai đầu. trên đỉnh bình gắn quai hình râu cau, chân đế loe không phủ men, đáy lõm. Chất liệu: Gốm; Niên đại: Thời Lê (Thế kỷ XV- XVI)

Xem chi tiết
Image

Đĩa Đĩa. Cao: 2.4cm; ĐK miệng: 13.4cm; ĐK đáy: 4.8cm; Nặng: 120g. Hiện vật được anh Lương Bá Hùng ở Thôn 10 Hồng Bàng, xã Đại Đồng, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái phát hiện ở đảo gò Sâng (Thôn 11 cùng xã), hiện vật nằm cách mặt đất 20cm sát mép hồ Thác Bà khi mực nước xuống thấp. Đĩa nhỏ, xương gốm dày chắc khỏe, lòng rộng và nông, thành đĩa có 02 đường chỉ tròn khép kín, trên thành trang trí ám họa hình bông hoa, lòng đĩa có 01 đường băng không phủ men, bên ngoài một phần thành và chân đế không phủ men. Chất liệu: Gốm; Niên đại:Thế kỷ XV - XVI

Xem chi tiết
Image

Chén Chén. Cao: 5.1cm; ĐK miệng: 7.3cm; Đk đáy: 4.1cm; Nặng:120g. Hiện vật do anh Hoàng Văn Thỏa, thôn Làng Mường, xã Mường Lai, huyện Lục Yên, sưu tầm tại xã Xuân Long, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2005. Đây là loại chén to, xương gốm dày chắc khỏe, miệng khum bị sứt, phần thân phình có nhiều gờ nổi, thon dần về đáy, đế bằng, chôn đế không phủ men. Chất liệu: Gốm ; Niên đại: Thời Lý (Thế kỷ XI - XII)

Xem chi tiết
Image

Bát Bát. Rộng miệng: 14.7cm; rộng đáy: 5.6cm; cao: 5.1cm; Nặng: 200g. Hiện vật của anh Hoàng Văn Thỏa ở làng Mường, xã Mường Lai, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái phát hiện tại xã Xuân Long, huyện Yên Bình, năm 2005. Bát miệng loe, lòng bát nông có dải băng không phủ men (Vết tích của phương pháp chống dính khi nung), chân đế thấp không phủ men, xương gốm xốp, trong thành bát có trang trí cách điệu bông hoa cúc. Chất liệu: Gốm. Niên đại: Lê – Mạc (Thế kỷ XVII - XVIII).

Xem chi tiết
Image

Bát Bát. Rộng miệng: 6,6 cm; Đường kính miệng 14,1cm; Đường kính đáy 5,5 cm; Hiện vật của anh Hoàng Văn Thỏa ở làng Mường, xã Mường Lai, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái phát hiện tại xã Xuân Long, huyện Yên Bình, năm 2005. Chất liệu: Gốm. Niên đại: Lê (Thế kỷ XVII - XVIII).

Xem chi tiết
Image

Đĩa Đĩa. Cao: 3.1cm; ĐK miệng: 14.1cm; ĐK đáy: 5.5cm; Nặng: 210g. Hiện vật của anh Hoàng Văn Thỏa ở thôn Làng Mường, xã Mường Lai, huyên Lục Yên, tỉnh Yên Bái phát hiện tại xã Xuân Long, huyện Yên Bình, năm 2005. Đĩa miệng loe rộng tạo thành gờ cong, lòng đĩa có đường băng không phủ men, trong lòng trang trí 03 đường chỉ tròn khép kín vẽ lam. Chân đế thấp, xương gốm dày chắc khoẻ, chôn đế không phủ men. Chất liệu: Gốm; Niên đại: Lê (Thế kỷ XV - XVI).

Xem chi tiết
Image

Đĩa Đĩa. Cao: 3cm; ĐK miệng: 15.2cm; ĐK đáy: 7.8cm; Nặng: 180g. Hiện vật được phòng Văn hóa huyện Yên Bình bàn giao năm 2010. Đĩa có xương dày tương đối chắc khỏe, lòng bát nông và bằng có 2 đường băng vẽ lam khép kín. Trong lòng đĩa vẽ lam hình hoa lá chim muông. Chân đế thấp và dày, chôn đế viết 2 chữ Hán “Nguyên ngọc”. Chất liệu: Bán sứ; Niên đại: Thế kỷ XVIII – XIX (TQ).

Xem chi tiết
Image

Bình vôi Bình vôi. Cao: 14.1cm; Rộng thân: 13cm; Rộng đáy: 10.5cm; Rộng miệng: 3.6cm; Nặng: 1.2kg. Hiện vật được ông Trần Quang Mai ở xã Vũ Linh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái phát hiện năm 2011. Bình vôi có dáng tròn bẹp gần giống cái ấm tích, có quai xách, ở vai trổ 01 lỗ làm miệng, quai bình tạo hình tua cau và những quả cau phủ dọc thân bình. Chân đế tạo 04 nấc cao và dày, vành nhấp đế khum vào trong, chôn đế sâu và bằng không phủ men. Chất liệu: Gốm; Niên đại: Thế kỷ XV – XVI.

Xem chi tiết
Image

Bình vôi Bình vôi. Cao: 13.6cm; ĐK thân: 12cm; ĐK đáy: 9cm; Nặng: 560g. Hiện vật được phát hiện tại xã Vũ Linh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2011. Bình vôi có dáng tròn, xương gốm dày, chắc khỏe, có quai xách, ở vai có trổ 1 lỗ để đưa vôi, 1/2 thân phía dưới được phủ men. Chất liệu: Gốm; Niên đại: Thời Nguyễn (Thế kỷ XIX).

Xem chi tiết
Image

Liễn Liễn. Cao: 16.2cm; ĐK miệng: 12.1cm; ĐK đáy: 12.1cm; Nặng: 900g. Hiện vật được phát hiện tại xã Đông An, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, năm 2010. Liễn có dáng hình trụ, xương dày, tương đối chắc khỏe. Nắp được vẽ lam cách điệu hình hoa lá, núm nắp có dáng hình bông hoa. Thành miệng thấp hơi loe xuôi tạo vai, trên vai vẽ trang trí 4 bông hoa. Trên thân có 4 mấu đối xứng nhau, thân vẽ lam cách điệu hoa lá với những mảng to và đậm. Chân đế thấp hầu như không có và không được phủ men. Chất liệu: Sành; Niên đại: Thời Nguyễn (thế kỷ XIX)

Xem chi tiết
Image

Ấm hình voi Ấm hình voi. Cao: 11.2cm; Dài thân: 12.5cm; Dày thân: 7.1cm; Nặng: 380g. Hiện vật được ông Trần Quang Mai ở Xã Vũ Linh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái phát hiện năm 2011. Hiện vật chất liệu sành, xương dày, không phủ men, thân rỗng, trên lưng có một lỗ nhỏ hình vuông, trên thân khắc chìm dây đai dạng móc xích, hai bên thân khắc chìm hình hoa lá cách điệu, đuôi cụp ép vào hông. Chất liệu: Sành; Niên đại: Thời Nguyễn (Thế kỷ XIX).

Xem chi tiết
Image

Thạp Thạp. Cao: 20cm; ĐK miệng: 18 cm; ĐK đáy: 15.7cm; Hiện vật được ông Hoàng Quốc Kế ở Thôn Trung Tâm, xã Xuân Lai, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái phát hiện năm 2014. Thạp loại nhỏ, men rạn, xương gốm dày tương đối chắc khỏe, miệng loe, cổ thấp, vai xuôi. Thân phình to phía trên thu nhỏ dần cân đối xuống đáy. Chất liệu: Gốm. Niên đại: Thế kỷ XIV

Xem chi tiết
Image

Thạp Thạp. Cao: 18cm; ĐK miệng: 17.2cm; ĐK đáy: 14.7cm; Nặng: 1.4kg. Hiện vật được ông Hoàng Quốc Kế ở Thôn Trung Tâm, xã Xuân Lai, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái phát hiện năm 2014. Thạp loại nhỏ, men rạn, xương gốm dày tương đối chắc khỏe, miệng loe, cổ thấp, vai xuôi. Thân phình to phía trên thu nhỏ dần cân đối xuống đáy, lòng sâu và bằng có 05 vết con kê. Chân đế thấp hầu như không có, không trang trí hoa văn. Chất liệu: Gốm. Niên đại: Thế kỷ XIV

Xem chi tiết
Image

Âu Âu. Cao: 8cm; ĐK miệng: 14cm; ĐK đáy: 8.1cm; Nặng: 380g. Hiện vật được ông Phạm Văn Quý ở làng Ngần xã Vũ Linh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái phát hiện năm 2014. Âu có kích thước trung bình, xương gốm dày, tương đối chắc khỏe, miệng loe khum về vành miệng, thành miệng vuốt mỏng, thân cong đều cân đối. Âu không trang trí hoa văn, thành ngoài có ba đường tròn cách đều nhau, lòng âu có 5 dấu vết con kê, mặt trong và ngoài phủ kín men, sáng bóng, chân đế thấp, đáy âu không phủ men. Chất liệu: Gốm; Niên đại: Thế kỷ XIV

Xem chi tiết