Bảo Tàng Ảo

Tỉnh Yên Bái

Hiện Vật Ảo Tham Quan 3 Chiều

Số hóa ba chiều giúp hiện vật được lưu trữ và sử dụng trong các hoạt động tham quan ảo.

Triện

Chất liệu hiện vật bằng đồng. Tồn tại tại thời Lê thế kỷ 15. Được tìm thấy tại Yên Hợp - Văn Yên. Đây là đồ vật được sử dụng để đóng dấu vào các văn bản quan trọng trong thời kỳ phong kiến. Qua đó thể hiện sự quản lý của nhà nước phong kiến tới các hoạt động trong xã hội.

Xem dạng toàn màn hình
Image

Kiếm Kiếm. Dài: 50cm; Nặng: 200g. Kiếm là vũ khí của quân Lãnh năm đã sử dụng chống Pháp, thời kỳ cần Vương. Kiếm được chia làm 2 phần: thân và chuôi. Chuôi được làm bằng gỗ(đã bị nứt). Thân kiếm được rèn lại từ lưỡi lê. Chất liệu: Sắt; Niên đại: Trước năm 1945

Xem chi tiết
Image

Cùm Cùm. Nặng: 2.1kg. Cùm của nhà tù Pháp ở thị xã Yên Bái dùng để cùm chân tù nhân trước cách mạng tháng 8/1945. Cùm được làm bằng sắt, chắc, khỏe với nhiều loại to, nhỏ khác nhau. Chất liệu: Sắt; Niên đại: Trước năm 1945

Xem chi tiết
Image

Tượng voi Tượng voi. Dài thân: 17.6cm; Dày thân: 7.8cm; Nặng: 500g. Hiện vật được đồng chí Vũ Dương, Phó Ban Tổ chức Trung Ương Đảng, nguyên sứ ủy Bắc Kỳ (1930-1945) sử dụng làm gạt tàn thuốc lá trong thời gian dạy học ở Ngòi Rũ, xã Ngọc Chấn, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. Tượng voi có men màu xanh, bóng và trơn, voi ở tư thế quỳ, 4 chân khép vào bụng, trên lưng có trích 01 lỗ trong (ĐK 2.7cm) xung quanh trang trí băng hoa cúc. Hai bên thân có yếm hình chữ nhật (kích thước 5.3cm x 5.9cm) được đắp nổi che phủ xuống bụng. Chất liệu: Sứ; Niên đại: Thế kỷ XVII - XVIII (Nhà Thanh)

Xem chi tiết
Image

Mã tấu Mã Tấu. Dài 79 cm. Vũ khí tự chế, được nhân dân sử dụng trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái, tháng 2 năm 1930. Chất liệu: Sắt

Xem chi tiết
Image

Khung máy bay Khung máy bay. Dài: 63 cm; Nặng: 1,8 kg. Hiện vật là máy bay của quân Pháp bị ta bắn rơi gần đồn Ca Vịnh, trận đánh này do đồng chí Hà Văn Hạp và Hà Văn Hiệp ở tổ du kích xã Hưng Khánh, huyện Trấn Yên trực tiếp tham gia và lập công. Chất liệu: Sắt; Địa điểm sưu tầm: Xã Hưng Khánh, huyện Trấn Yên, năm 1980

Xem chi tiết
Image

Máy chữ Máy chữ. Dài: 29cm; Cao: 8cm; Rộng: 29cm; Nặng: 3.6kg. Máy chữ của Văn phòng Tỉnh uỷ Yên Bái sử dụng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp 1949 - 1954. Máy chữ có hình vuông, có quai xách và nắp đậy. Bên trong là hệ thống bàn phím còn khá nguyên vẹn. Chất liệu: Sắt; Niên đại: Giai đoạn 1949 – 1954.

Xem chi tiết
Image

Mũ lính Pháp. Cao: 16cm; Nặng: 100g. Mũ của lính Pháp đồn Ca Vịnh, Hưng khánh, Trấn Yên. Chiến lợi phẩm thu hồi trong chiến dịch Tây Bắc, năm 1952. Chất liệu: Nhựa. Niên đại: năm 1952

Xem chi tiết
Image

Súng Đại liên Brônich Súng Đại liên Brônich. Dài: 116 cm; Nặng: 53 kg. Hiện vật súng đại liên có số hiệu 35053 của bộ đội trợ chiến D54 trung đoàn 102. Yểm trợ cho bộ đội tiêu diệt địch ở đồn Pú Trạng ngày 17/10/1952. Chất liệu: Sắt; Địa điểm sưu tầm: Bảo tàng Nghĩa Lộ năm 2010

Xem chi tiết
Image

Súng tiểu liên Gist Súng tiểu liên Gist. Dài: 60cm; Nặng: 3.6kg. Hiện vật được Bảo tàng Nghĩa lộ bàn giao năm 2010. Súng tiểu liên Gist được bộ đội sư đoàn 308 sử dụng trong trận đánh Hòa Bình và trận đánh đồn Cửa Nhì, năm 1952. Chất liệu: Sắt, nhựa; Niên đại: Cận hiện đại

Xem chi tiết
Image

Sơn pháo 75mm Sơn pháo 75mm. Dài: 2,4m; Nặng: 544kg. Sơn pháo được sản xuất tại Nhật Bản năm 1939. Quân đội tưởng Giới Thạch sử dụng trong chiến tranh chống phát xít Nhật. Năm 1950, nước CHDCND Trung Hoa tặng cho Chính phủ Việt Nam. Sơn pháo này được bộ đội ta sử dụng trong chiến dịch Tây Bắc năm 1952. Đây là loại pháo có thể tháo lắp tại chỗ khi vận chuyển. Sơn pháo 75mm dùng bắn thẳng, nòng ngắn, tầm bắn từ 3 - 5km, có đôi bánh lớn làm bằng gỗ. Chất liệu: Sắt, Gang; Niên đại: năm 1939

Xem chi tiết
Image

Súng cối 60 mm Súng cối 60 mm. Dài: 66 cm; rộng: 65 cm; Nặng: 20 kg. Hiện vật được Bảo tàng Nghĩa Lộ bàn giao cho Bảo tàng tỉnh Yên Bái năm 2010. Súng cối 60mm có số hiệu: 3582 được trung đoàn 102 sử dụng tiêu diệt đồn điền Nghĩa Lộ năm 1952. Chất liệu: Sắt. Địa điểm sưu tầm: Bảo tàng Nghĩa Lộ bàn giao, năm 2010, tỉnh Yên Bái, năm 2016

Xem chi tiết
Image

Cuốc chim Cuốc chim. Dài 27,5 cm. Cuốc chim của ông Hà Văn Đoạn sử dụng trong thời gian làm đường 13A, đoạn km 15 (Voi vượt) km 18 (Thác hiến), đèo Lũng Lô năm 1954. Chất liệu: Sắt

Xem chi tiết
Image

Cào bốn răng Cào bốn răng. Dài 19 cm; rông 21 cm. Cào 4 răng, của đại đội thanh niên xung phong xa Hưng Khánh, huyện Trấn Yên mở đường 13A (Yên Bái- Sơn la) phục vụ chiến dịch điện biên phủ 1954. Chất liệu: Sắt

Xem chi tiết
Image

Bút máy và giá bút Bút máy. Dài: 13.6cm; Nặng:18g. Hiện vật được sưu tầm tại thị trấn Thác Bà, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 1980. Đây là chiếc bút máy của cán bộ Nhà máy thủy điện Thác Bà sử dụng trong những năm xây dựng Nhà máy (1966 - 1972). Chất liệu: Sắt, nhựa; Địa điểm sưu tầm: Thị trấn Thác Bà, huyện Yên Bình, Yên Bái, năm 1980.

Xem chi tiết
Image

Đồng hồ Đồng hồ. ĐK: 9.6cm; Nặng: 280g. Hiện vật được sưu tầm tại thị trấn Thác Bà, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 1980. Đây là chiếc đồng hồ để bàn lên dây cót của cán bộ, công nhân Nhà máy thủy điện Thác Bà sử dụng trong những năm xây dựng Nhà máy (1966 - 1972). Chất liệu: Sắt, nhựa; Địa điểm sưu tầm: Thị trấn Thác Bà, huyện Yên Bình, Yên Bái, năm 1980

Xem chi tiết
Image

Cúp lưu niệm Cúp lưu niệm. Cao: 41cm; Nặng: 500g. Hiện vật của Nhà máy thủy điện Thác Bà trao cho cán bộ, công nhân tham gia xây dựng nhà máy thủy điện Thác Bà trong giai đoạn (1966 - 1972). Năm 1980 Nhà máy thủy điện Thác Bà bàn giao cho Bảo tàng tỉnh Yên Bái. Chất liệu: Kim loại; Địa điểm sưu tầm: Thị trấn Thác Bà, huyện Yên Bình, Yên Bái, năm 1980.

Xem chi tiết
Image

Điện thoại Điện thoại. Cao: 22cm; Dài: 19.5cm; Rộng: 15.5cm; Nặng: 1.22kg; Hiện vật được sưu tầm tại thị xã Yên Bái, tỉnh Yên Bái, năm 1980. Đây là thiết bị liên lạc của đồng chí Nguyễn Thành Đô - Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái sử dụng từ năm (1962 - 1970), là loại điện thoại bàn được sản xuất tại cơ xưởng TW Hà Nội. Số hiệu: 23488, loại máy: MDB 1961. Chất liệu: Sắt, nhựa; Niên đại: Năm 1961

Xem chi tiết
Image

Đèn bão Đèn bão. Cao: 23.5cm; ĐK chân đèn: 11.2cm; Nặng: 420g. Hiện vật được sưu tầm tại thị xã Yên Bái, tỉnh Yên Bái năm 1980. Chiếc đèn này được Bệnh viện tỉnh Yên Bái sử dụng trong thời kỳ đế quốc Mỹ mở rộng cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân ra miền Bắc (1965 - 1966). Đèn loại nhỏ, còn khá nguyên vẹn, mất bóng. Chất liệu: Sắt. Địa điểm sưu tầm: Thị xã Yên Bái, tỉnh Yên Bái

Xem chi tiết
Image

Súng máy BREN Mk II Súng máy BREN Mk II. Dài: 115.5cm; Cao: 10cm; Dày thân: 3.5cm; Nặng: 9.6kg. Hiện vật được Tỉnh đội Yên Bái bàn giao, năm 1985. Súng BREN Mk II có số hiệu: 12T5711. Đây là chiến lợi phẩm bộ đội ta thu được của Pháp sau đó trang bị cho bộ đội địa phương huyện Trấn Yên dùng chiến đấu chống lại cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ trên địa bàn tỉnh Yên Bái thời kỳ 1965- 1970. Chất liệu: Sắt, gỗ. Niên đại: 1944

Xem chi tiết
Image

Mảnh xác máy bay F150 Mảnh xác máy bay F105. Cao 10cm; Dài: 20cm; Rộng: 19cm; Nặng: 2.3kg. Hiện vật được sưu tầm tại xã Việt Cường, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Đây chỉ là một bộ phận của xác máy bay F105 của đế quốc Mỹ bị bắn rơi tại bầu trời Yên Bái năm 1965 (Chiếc thứ 2 bị bắn rơi tại xã Việt Cường, huyện Trấn Yên). Chất liệu: Hợp kim

Xem chi tiết
Image

Bi đông Bi đông. Cao: 9.5cm; Rộng miệng: 13.5cm; Rộng đáy: 10.5cm x 6.5cm ; Nặng: 220g. Hiện vật do bà Nguyễn Thị Nga ở thôn Bỗng, xã Yên Bình, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái trao tặng cho Bảo tàng tỉnh, tháng 03/2016. Chiếc bi đông này là của ông Hà Đình Tân ở thôn Hồ Sen, xã Bạch Hà, huyện Yên Bình - Nguyên là chiến sỹ đơn vị tiểu khu 59, công an Biên Phòng tỉnh Điện Biên giai đoạn 1964 -1970. Bi đông có chốt cài quai khóa (mất quai), miệng loe tạo gờ, thon dần xuống đáy, một mặt bên của thân được tạo 01 đường lõm chạy dọc từ miệng xuống đáy. Bi đông có mặt cắt hình hạt đậu. Chất liệu: Nhôm. Niên đại: Giai đoạn 1954 -1975

Xem chi tiết
Image

Lọ hoa Lọ hoa . Cao: 10,3cm; RM: 6,8cm; RĐ: 7,6cm; Nặng: 500g. Được ông Nguyễn Văn Phúc khu phố 1 thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên. Là sản phẩm của nhà máy Z1 do bộ chỉ huy quân sự tỉnh Yên Bái đặt làm từ xác máy bay Mỹ thứ 500 bị bắn rơi trên bầu trời Yên Bái năm 1968. Chất liệu: Nhôm. Niên đại: 1968

Xem chi tiết
Image

Đài Đài cassette. Cao 23,0cm, Kích thước 39,5 x 17,0cm, Nặng 3,94kg. Đài có hình chữ nhật của hãng Hồng Đăng được sản xuất ở Trung Quốc, lớp vỏ xung quanh bảo vệ được làm bằng gỗ. Tình trạng Cũ hỏng. Chất liệu: Tổng hợp. Niên đại: 1976 - 1991

Xem chi tiết
Image

Tivi Tivi . Kích thước 42,0 x 34,5 cm, Nặng 5,4 kg. Ti vi đen trắng, dáng hình chữ nhật, màn hình lồi. Tình trạng Cũ hỏng. Chất liệu: Tổng hợp. Niên đại: 1976 - 1991

Xem chi tiết
Image

Cân Cân. Dài: 80 cm. Là cân tạ (100kg) được sản xuất tại Hải Phòng, trục thang cân là thanh sắt hình vuông được khắc các mức trọng lượng và treo quả cân hình trụ tròn. Chất liệu: Sắt. Niên đại: 1976 - 1991

Xem chi tiết